Tư vấn 9 cách chữa bệnh đi đại tiện ra máu tại nhà hiệu quả
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi đại tiện ra máu tươi thời gian kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, hoa mắt,.. điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và cách chữa đại tiện ra máu tại nhà hiệu quả và tất cả thông tin đều được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ qua bài viết dưới đây.
9 Cách chữa bệnh đi đại tiện ra máu tại nhà hiệu quả gồm:
- 1. Chữa đi đại tiện ra máu tại nhà bằng cây cỏ mực
- 2. Bằng cây ngải cứu
- 3. Xông hơi vùng kín
- 4. Bằng rau sam
- 5. Uống thuốc sắc hoa hoè
- 6.Bằng lá mơ
- 7. Dùng lá diếp cá
- 8. Bằng vỏ cây hồng
- 9. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tìm ra nguyên nhân và điều trị tình trạng đại tiện ra máu càng sớm sẽ hạn chế những biến chứng xấu, người bệnh sẽ thoải mái tự tin hơn. Nếu ngại phải đến bệnh viện đông người điều trị bệnh thì mọi người có thể tham khảo 9 cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây.
Nhưng có một lưu ý đó là các cách bên dưới đều là phương pháp dân gian truyền lại nên chưa có kiểm chứng khoa học nào xác định về hiệu quả mang lại. Mọi người vẫn nên đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị khi đi đại tiện ra máu phù hợp.
1. Chữa đi đại tiện ra máu tại nhà bằng cây cỏ mực
Cây cỏ mực hay còn được biết đến với tên gọi cây nhọ nhồi là vị thuốc Nam có vị ngọt, hơi chua, có công dụng giảm sưng tấy, thanh nhiệt tốt, chữa chảy máu cam, cầm máu ở vết thương ngoài da và chống chảy máu khi đi đại tiện.
Cách chữa đi đại tiện ra máu bằng cây cỏ mực là phương pháp dân gian được lưu truyền lại từ lâu đời, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
-
Nước sắc cây cỏ mực: chuẩn bị 300g cây cỏ mực chỉ lấy thân và lá, rửa sạch để ráo nước. Sau đó tiến hành nướng trên ngói hoặc thuỷ tinh đến khi cổ mực khô giòn thì đem tán ra thành bột. Mỗi ngày dùng 8g bột cỏ mực hoà với nước ấm và uống trực tiếp.
-
Sắc nước cỏ mực và huyết dụ: Chuẩn bị 20g cây cỏ mực, 20g cây lá bỏng, 40g lá huyết dụ, rửa sạch và cho vào nồi đun với 1l nước. Khi sôi để 15 phút và để nguội uống trước bữa ăn. Lưu ý chỉ nên uống loại nước này trong ngày, hôm sau chuẩn bị nguyên liệu mới.
2. Cây ngải cứu
Cây ngải cứu là một vị thuốc Nam trong Y học cổ truyền được dùng để điều trị mụn nhọt, lưu thông máu, điều hoà kinh nguyệt, đau nhức xương khớp. Đặc biệt trong sơ cứu vết thương chảy máu thông thường thì ngải cứu có khả năng chống viêm nhiễm, cầm máu rất hiệu quả.
Ngải cứu có tính hàn quy vị, vị đắng và mùi thơm đặc trưng, và là thực phẩm chế biến món ăn tốt cho sức khoẻ.
-
Đắp lá ngải cứu: Chuẩn bị 100g rau ngải cứu tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng. Cắt từng khúc và giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố, lấy thành phần thu được đắp lên hậu môn sau đó dùng băng gạc băng lại để giữ cố định, để tinh chất trong lá ngải cứu thẩm thấu vào vết thương. Đắp khoảng 30 phút thì bỏ ra và vệ sinh lại lần nữa. Thực hiện 2 lần/ngày.
-
Nước ngải cứu và cỏ mực: Chuẩn bị nguyên liệu lá ngải cứu, cỏ mực, lá sen và trắc bác mỗi loại 40g. Rửa sạch các nguyên liệu bằng nước muối loãng, sau đó giã nát. Vắt lấy phần nước cốt và uống 2 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút.
3. Xông hơi vùng kín
Sử dụng các lá thuốc để xông hơi vùng hậu môn là bài thuốc dân gian từ lâu của người Thái Lan với công dụng ngăn phát triển và làm teo búi trĩ ở nước mắc bệnh trĩ. Chuẩn bị lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, cúc tần mỗi loại khoảng 300g, và một củ nghệ vàng.
Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đun sôi với 3 lít nước, và để khoảng 15 phút cho các tinh chất hoà với nước thì tiến hành xông hậu môn. Khi xông nên trùm kín cả nước bằng một chiếc chăn mỏng để khí không thoát ra ngoài, tăng hiệu quả điều trị. Ngoài điều trị tình trạng đi đại tiện ra máu ngay tại nhà, việc xông hơi còn giúp cơ thể thải độc tốt thông qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường sức khỏe.
Lưu ý trước khi xông hơi cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước.
4. Điều trị bằng rau sam
Rau sam là loại cây rau dại rất dễ tìm, rau có vị chua nhẹ, tính hàn, tinh chất có chứa kháng sinh tự nhiên giúp giải độc, tiêu viêm tốt. Ngoài ra rau sam còn kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giải nhiệt cơ thể, điều trị các triệu chứng táo bón, nóng trong, đi đại tiện ra máu tươi,...
Ngoài ra bên trong có sẵn chất kháng sinh tự nhiên, nên rau sam có thể cải thiện các triệu chứng kiết lỵ, viêm nhiễm đường tiết niệu, chứng mẩn ngứa, mụn ngoài da,...
Cách điều trị đi ngoài ra máu bằng rau sam tại nhà như sau:
-
Chuẩn bị 200g rau sam rửa sạch với nước muối loãng và giã nát lấy phần nước cốt, pha thêm chút mật ong, hoặc đường để uống mỗi ngày. Hoặc bạn có thể xay rau sam với mật ong thành sinh tố để uống trước khi ăn cơm.
-
Lưu ý rau sam có tính hàn không thích hợp cho thai phụ trong 3 tháng đầu và người đang bị tiêu chảy.
5. Uống thuốc sắc bằng hoa hoè
Trong bài thuốc Nam điều trị đại tiện ra máu có bài thuốc sử dụng hoa hoè rất hiệu quả. Hoa hoè là một vị thuốc Nam có thành phần rutin, glucozit,..có tác dụng củng cố độ bền cho thành mạch, hạn chế chảy máu, có thể điều trị tình trạng đi ngoài ra máu tại nhà.
Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng kết hợp hoa hoè với các vị thuốc Đông y khác, cụ thể:
-
Uống thuốc sắc hoa hoè: Chuẩn bị 25g nụ hoa hoè khô, 10g địa du sao đen và 15g rau diếp cá tươi. Đem các nguyên liệu sắc cùng 500ml nước lọc, sắc nhỏ lửa đến khi cạn còn một nửa thì chắt ra. Sắc tiếp như vậy thêm 2 lần nữa, thì trộn 3 lần nước với nhau để uống sau bữa ăn.
-
Chuẩn bị 45g mỗi vị hoa hoè, chỉ xác, trắc bá diệp, kinh giới phơi khô đem nghiền nhỏ các nguyên liệu trên, chia thành các túi mỗi túi khoảng 6g. Khi uống pha thêm nước thường hoặc uống, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
-
Nấu canh hoa hoè: Chuẩn bị 20g hoa hoè tươi và 250g lòng lợn. Lòng lợn sau khi làm sạch đem thái khúc, phi vàng hành khô để tạo mùi thơm. Bắc nồi canh đun với 1,5 lít nước lọc, cho lòng lợn và hoa hoè vào đun cùng, nêm nếm gia vị cho nồi canh và để lửa nhỏ trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, như vậy đã có thể thưởng thức được rồi.
6. Chữa bằng lá mơ
Lá mơ là loại rau ăn kèm, khi kết hợp với trứng sẽ tạo nên món ăn vô cùng bổ dưỡng. Thành phần của lá mơ có vị đắng, mùi đặc trưng, tính mát có tác dụng thanh độc cơ thể, giải nhiệt. Ngoài ra trong lá mơ còn có hợp chất hữu cơ hoạt tính sinh lý cao với cơ thể giống như một loại thuốc kháng sinh, bên cạnh đó lá mơ cũng được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
Chuẩn bị khoảng 30g lá mơ tươi nhiều lông mảng, trên có màu xanh lá, dưới màu ửng tím, 1 quả trứng và 1 lá chuối tươi.
Lá mơ thái nhỏ, đập thêm trứng đánh đều, thêm gia vị vừa ăn. Đặt lá chuối lên lòng chảo chống dính, không cần thêm dầu, đổ trứng với lá mơ vào lá chuối đun lửa nhỏ khi chín. Ăn trong bữa ăn hàng ngày bạn sẽ thấy chứng đi đại tiện ra máu cải thiện đáng kể.
7. Dùng lá diếp cá
Trong y học cổ truyền, lá diếp cá có công dụng thanh nhiệt, mát trong, giải độc, tiêu viêm, sát trùng, lợi tiểu từ đó có thể phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn. Vì thế nhiều người đã chọn lá diếp cá để phòng viêm nhiễm hậu môn cũng như điều trị chứng đi ngoài ra máu ngay tại nhà. Đây là phương pháp đơn giản được truyền lại, giúp tiết kiệm chi phí, và có công dụng rất tốt.
Một số cách sử dụng lá diếp cá chữa trị tình trạng đi đại tiện ra máu mọi người có thể tham khảo:
-
Ăn trực tiếp lá diếp cá sống, ăn hàng ngày hoặc ăn kèm với các món ăn khác.
-
Rửa sạch lá diếp cá tươi và cho vào xay với nước uống trước khi ăn khoảng một tiếng, uống liên tiếp trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể
-
Sử dụng lá diếp cá khô, đem rửa sạch và đem đun trong khoảng 15 phút, thì mang đi xông hậu môn. Sau đó lấy bã của nước lá diếp cá vệ sinh lại hậu môn. Người bệnh nên thực hiện cách này đều đặn vừa đảm bảo sạch sẽ vùng kín vừa điều trị tình trạng đi đại tiện ra máu.
8. Vỏ cây hồng
Vỏ cây hồng cũng có tác dụng chữa bệnh chứ không chỉ là thân củi để đốt. Đây là vị thuốc Nam có công dụng trong việc điều trị chứng đi đại tiện ra máu được rất nhiều người tin tưởng thực hiện.
Cách bước thực hiện gồm có:
-
Chuẩn bị khoảng 120gram vỏ cây hồng đem phơi thật khô và sấy chín
-
Đem giã nhuyễn số vỏ sau khi đã sấy thì hoà tan với 200m nước gạo, và uống mỗi ngày, sau đó tình trạng đi ngoài ra máu sẽ dần dần thuyên giảm.
9. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đi đại tiện ra máu còn tuỳ vào nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp, việc đầu tiên khi phát hiện tình trạng này người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt của mình như:
-
Xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học là việc làm cần thiết đặc biệt với những người gặp tình trạng đi đại tiện ra máu hoặc bệnh trĩ. Người bệnh nên chọn một thời điểm trong ngày để đi vệ sinh, cố gắng không rặn mạnh, không ngồi lâu, không dùng điện thoại và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi.
-
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày, đi đại tiện ra máu sẽ khiến vùng hậu môn dễ bị viêm nhiễm vì thế người bệnh cần vệ sinh hậu môn thường xuyên, ngay sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
-
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và giảm các triệu chứng của việc đi ngoài ra máu. Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, nhuận tràng như rau xanh, trái cây tươi, trứng,.. Cần chú ý tránh những thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
-
Hình thành lối sống lành mạnh: Việc thường xuyên vận động thể dục, làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ sẽ giúp người bệnh có sức đề kháng tốt, hồi phục chứng đi đại tiện ra máu nhanh hơn. Lưu ý hạn chế quan hệ bằng hậu môn bởi điều này có thể gây tổn thương, sẽ khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn.
-
Duy trì tâm trạng ổn định: Việc lo lắng, căng thẳng suy nghĩ nhiều đã được chứng minh rằng có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá khiến niêm mạc của ruột non co bóp không đều dẫn đến máu lưu thông kém. Chính vì thế người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái, đi khám bác sĩ sớm để điều trị đi đại tiện ra máu nhanh chóng.
Địa chỉ chữa bệnh đại tiện ra máu hiệu quả
Nhiều người không có nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu tự nhiên cũng như muốn điều trị bệnh an toàn hiệu quả nên đã chọn đến những địa chỉ y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Vậy khi đi đại tiện ra máu nên chữa ở đâu? chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc một trong những địa chỉ uy tín được đánh giá cao cả về chất lượng điều trị và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân đó là phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 380 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tại đây người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên trực tràng hậu môn nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám kỹ lưỡng. Sau khi có kết quả sẽ được tư vấn cách điều trị phù hợp an toàn với từng trường hợp bệnh.
Phòng khám Hưng Thịnh luôn ưu tiên điều trị đi đại tiện ra máu bằng phương pháp hiện đại với mục đích mang lại hiệu quả tốt, người bệnh nhanh chóng phục hồi và không để lại biến chứng sau này.
Nếu lo lắng về chất lượng và chi phí khi thăm khám tại đây, thì phòng khám hoạt động dưới sự kiểm soát của Sở Y tế Hà Nội, vì thế đảm bảo về chất lượng thăm khám cũng như chi phí đều tuân theo bảng giá của Bộ Y tế đề ra. Tuy nhiên nếu người bệnh chọn phương pháp điều trị hiện đại thì chi phí sẽ cao hơn chữa bằng cách thông thường, truyền thống.
Ngoài ra hiện nay phòng khám đang có ưu đãi giảm 30% phí điều trị tiểu phẫu cho đối tượng đăng ký hẹn lịch khám trước qua hotline hoặc trên website phòng khám.
Tình trạng đi đại tiện ra máu sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không được điều trị đại tiện ra máu một cách an toàn và hợp lý. Chính vì thế khi bản thân không may gặp tình trạng này nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà chia sẻ ở trên chỉ được truyền miệng lại chứ không được nghiên cứu chứng minh. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình điều trị tình trạng đi đại tiện ra máu.
Xem thêm:
- Đi cầu ra máu khám ở đâu
- Đại tiện ra máu khám ở đâu tốt
- Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
- Bệnh viện khám ngoài giờ hành chính
- Cách chữa bệnh trĩ
- Dấu hiệu bệnh trĩ
- Chi phí chữa bệnh trĩ
- Phẫu thuật rò hậu môn hết bao nhiêu tiền
- Hình ảnh bệnh trĩ
- Phòng khám đa khoa quận đống đa
- Địa chỉ chữa bệnh trĩ