List 10 bệnh phụ khoa thường gặp và các triệu chứng
Các bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở chị em phụ nữ là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bởi chúng sẽ gây ra những sự phiền hà, khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như tâm lý sức khỏe sinh sản của phái đẹp. Vậy cụ thể bệnh phụ khoa là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây đội ngũ bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ những thông tin cần biết về các bệnh phụ khoa cũng như phương pháp phòng tránh nhằm giúp bạn đọc cùng tham khảo và tìm hiểu.
11 Bệnh phụ khoa thường gặp nhất gồm:
- 1. Viêm âm đạo
- 2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- 3. Viêm cổ tử cung
- 4. U xơ tử cung
- 5. U nang buồng trứng
- 6. Buồng trứng đa nang
- 7. Viêm vùng chậu
- 8. Viêm nội mạc tử cung
- 9. Viêm phần phụ
- 10. Ung thư cổ tử cung
- 11. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Thống kê cho thấy, hiện nay có rất nhiều loại bệnh phụ khoa khác nhau với những triệu chứng khá tương đồng. Chính vì vậy để được chẩn đoán một cách chính xác về bệnh lý mà bản thân đang mắc phải thì chị em phụ nữ phải chủ động đi khám tại cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn và có phương án điều trị cho phù hợp.
Cụ thể trong phần dưới đây các chuyên gia sẽ chia sẻ những thông tin về các bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ để chị em cùng tìm hiểu, kịp thời can thiệp xử lý nếu chẳng may mắc phải:
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo luôn đứng đầu trong danh sách các bệnh phụ khoa thường gặp nhất được hiểu là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo dẫn đến các biểu hiện như đau, ngứa, tiết nhiều dịch… Nguyên nhân viêm âm đạo thường xuất phát từ tình trạng nhiễm khuẩn hoặc hệ vi khuẩn ở âm đạo bị mất cân bằng, ngoài ra còn có trường hợp viêm nhiễm do suy giảm nồng độ nội tiết tố Estrogen. Theo đó một số loại viêm âm đạo phổ biến là nhiễm vi khuẩn, tạp khuẩn, viêm âm đạo do nấm Candida albicans, viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.
Về triệu chứng nhận biết viêm âm đạo sẽ làm thay đổi màu sắc khí hư (trắng xám, xanh, vàng…), mùi hôi tanh, lượng khí hư cũng tiết ra nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó là cảm giác đau trong khi quan hệ, kích ứng và ngứa ngáy ở âm đạo, ra máu âm đạo nhẹ, đi tiểu đau, tiểu buốt… Hiện nay, bệnh viêm âm đạo có thể được chữa trị bằng thuốc (thuốc uống, thuốc đặt âm đạo) hoặc phương pháp điều trị hiện đại bằng Oxygen (O3).
2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nhắc đến những bệnh phụ khoa thường gặp cũng không thể bỏ qua viêm lộ tuyến cổ tử cung, thường xuất hiện ở những người đã từng quan hệ nhiều lần, người trong độ tuổi sinh sản hoặc phụ nữ sau quá trình sinh đẻ. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nghĩa là các tổn thương do tế bào tuyến bên trong ống tử cung phát triển ra bề mặt bên ngoài, tuy nhiên những tuyến này vẫn tiếp tục chức năng tiết dịch nên rất dễ bị vi khuẩn, nấm, trùng roi… tấn công.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được phân loại thành 3 cấp độ theo diện tích viêm nhiễm tại bề mặt cổ tử cung. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh vẫn còn mơ hồ khiến bệnh nhân chủ quan. Càng về sau đó thì triệu chứng viêm lộ tuyến càng rõ rệt, bao gồm ra nhiều khí hư màu xanh, vàng, có lẫn bọt khí, mùi hôi tanh, chảy máu âm đạo, đau rát, ngứa ngáy vùng kín, rối loạn kinh nguyệt… Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay được biết đến là kỹ thuật dao LEEP đang được các cơ sở y tế uy tín áp dụng.
3. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là tình trạng tổn thương, lở loét, sưng viêm ở cổ tử cung do sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cổ tử cung thường do viêm nhiễm ở âm đạo kéo dài, vệ sinh vùng kín không tốt, quan hệ tình dục không an toàn hoặc do nạo phá thai tại những địa chỉ kém uy tín. Đa phần các chị em phụ nữ mắc viêm cổ tử cung khi mới khởi phát sẽ chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý phụ khoa khác.
Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu sau đây thì chị em phụ nữ nên lưu ý bởi bạn đang có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung: Ra nhiều khí hư có màu trắng đục hoặc vàng, mùi hôi, âm đạo đau rát, ngứa ngáy khó chịu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường điển hình là sau giao hợp, tiểu rắt, tiểu buốt…
4. U xơ tử cung
U xơ tử cung (hay nhân xơ tử cung) cũng được biết đến là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 50. Cấu tạo của u xơ gồm các tế bào cơ trơn kết hợp với mô liên kết ở dạng sợi, có thể phát triển ở nhiều vị trí bên trong tử cung. Thông thường, u xơ là tình trạng lành tính ở tử cung, tuy nhiên trong một số trường hợp khối u phát triển nhanh bất thường thì lại có nguy cơ là dấu hiệu của bệnh lý ác tính.
Nguyên nhân u xơ tử cung cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách cụ thể, tuy nhiên chúng sẽ ít xuất hiện ở nữ giới trước tuổi sinh sản và sau khi mãn kinh. Khối u xơ nhỏ thường sẽ không gây ra triệu chứng nào đặc biệt, trái lại nếu như u xơ lớn hơn sẽ có một số biểu hiện bao gồm: Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt nhiều hoặc vòng kinh kéo dài, chảy máu bên ngoài kỳ kinh, đau vùng chậu, đau lưng dưới. Ngoài ra u xơ tử cung cũng có thể gây táo bón, chướng bụng, ra nhiều khí hư, đau và chảy máu khi quan hệ, tiểu nhiều…
5. U nang buồng trứng
Bệnh phụ khoa thường gặp tiếp theo mà chị em phụ nữ cần lưu ý đó là u nang buồng trứng - căn bệnh có tỷ lệ khoảng từ 5 - 10% dân số nữ mắc bệnh. U nang buồng trứng có khả năng xuất hiện do bất cứ sự tăng sinh nào ở cơ quan này, hầu hết đều là hiện tượng lành tính, không gây ra vấn đề nguy hiểm. Về cách phân loại, u nang buồng trứng sẽ được chia làm 2 loại tùy thuộc vào tính chất và cấu tạo, bao gồm u nang cơ năng và u nang thực thể.
Đa phần các trường hợp mắc u nang buồng trứng thường được phát hiện khi siêu âm khám phụ khoa định kỳ, khám sức khỏe tổng quát. Khi u nang đã phát triển lớn hơn về kích thước sẽ gây ra những triệu chứng như: Chướng bụng, kinh nguyệt không đều, đau ở thắt lưng và vùng chậu, táo bón, gặp khó khăn khi đi tiểu tiện, đau khi quan hệ (đau nhiều hơn ở một bên)... Nếu thấy sụt cân và bụng to nhanh thì cần đi khám để phòng ngừa khối u ác tính.
6. Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang (PCOS) có nghĩa là một dạng rối loạn nội tiết tố, lúc này cơ thể sẽ sản xuất ra lượng hormone Androgen cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng bệnh có khả năng bị ảnh hưởng từ một số yếu tố liên quan như kháng insulin, rối loạn kinh nguyệt, di truyền hay chế độ ăn uống. Các biểu hiện đa nang buồng trứng thường gặp là:
-
Kinh nguyệt không đều, chu kỳ kéo dài bất thường nhưng lượng máu ở mỗi kỳ lại tương đối nhiều (do niêm mạc tử cung phát triển trong thời gian dài mà không bong ra hàng tháng).
-
Lông xuất hiện nhiều ở vùng mặt, ngực, bụng và sau lưng.
-
Da mặt tiết nhiều dầu gây nhờn, dễ hình thành nhiều mụn trứng cá, sạm da.
-
Thừa cân, béo phì cũng là một triệu chứng buồng trứng đa nang khá phổ biến.
-
Đôi khi gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng bụng, lưng dưới và vùng chậu.
-
Tâm trạng dễ bị thay đổi một cách thất thường, lo âu, stress nhiều hơn.
7. Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là dạng bệnh lý nhiễm trùng ở các cơ quan vùng chậu, xảy ra khi mầm bệnh di chuyển từ âm đạo và cổ tử cung ngược dòng lên tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Đây cũng là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở chị em hiện nay, có nguyên nhân phổ biến do 2 căn bệnh lây qua đường tình dục không an toàn gồm bệnh lậu và Chlamydia. Nhìn chung, triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu ban đầu thường khá mờ nhạt, hoặc có thể bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý phụ khoa khác.
Cụ thể, dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu thường là tiết dịch âm đạo với tính chất bất thường (đổi màu lạ, mùi hôi, khí hư có lẫn máu…), đau bụng trên phía bên phải và đau nhẹ vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo không do kinh nguyệt, đau rát khi quan hệ tình dục. Khi mức độ viêm nhiễm nặng hơn sẽ có thể gây sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn.
8. Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là hiện tượng lớp niêm mạc trong tử cung bị viêm nhiễm, thường có nguyên nhân do nhiễm trùng gây ra. Điển hình là vi khuẩn lậu, Chlamydia, bệnh lao…, hoặc ảnh hưởng từ một số thủ thuật y tế không đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện (đặt vòng tránh thai, soi tử cung, nong cổ tử cung…).
Biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh viêm nội mạc tử cung là tình trạng đau bụng dữ dội trước và trong giai đoạn kinh nguyệt, đau khi giao hợp, cảm giác đau buốt ở đường tiết niệu, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Viêm nội mạc tử cung cấp tính còn có triệu chứng ra nhiều khí hư có mùi hôi, có lẫn mủ, sốt (khoảng 38 độ C), cần điều trị nhanh chóng để tránh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính với nhiều dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số trường hợp viêm nội mạc tử cung còn kèm theo dị ứng, viêm nhiễm thường xuyên ở vùng kín.
9. Viêm phần phụ
Giải đáp về những bệnh phụ khoa thường gặp mà chị em phụ nữ đang băn khoăn, các chuyên gia cho biết viêm phần phụ cũng nằm trong danh sách này. Theo đó, viêm phần phụ có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở các cơ quan thuộc phần phụ, gồm có ống dẫn trứng, buồng trứng cùng hệ thống dây chằng nằm ở xung quanh khu vực vòi trứng và tử cung. Nguyên nhân viêm phần phụ chủ yếu do vệ sinh sai cách, quan hệ bừa bãi, thủ thuật nạo hút thai không an toàn, nhiễm trùng sau sinh, viêm phụ khoa kéo dài…
Biểu hiện đặc trưng của viêm phần phụ bao gồm: Đau bụng dưới, ban đầu từ âm ỉ sau đó càng về sau mức độ càng gia tăng, dịch tiết âm đạo đổi màu xanh, vàng, mùi hôi khó chịu, có thể kèm theo mủ, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo nhưng không phải hành kinh, tiểu rắt, tiểu buốt, đau vùng thắt lưng, sốt, mệt mỏi.
10. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung luôn là nguyên nhân hàng đầu đe dọa trực tiếp đến tính mạng của chị em phụ nữ. Đây là bệnh lý ác tính do các tế bào biểu mô ở cổ tử cung bị tăng sinh một cách bất thường dẫn đến hình thành khối u, sau đó những khối u này lại tiếp tục nhân lên nhanh chóng, gây hại đến nhiều cơ quan xung quanh. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu là do virus HPV type 16 và 18, ít gặp hơn là HPV type 31 và 45.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư cổ tử cung không thật sự rõ ràng, bệnh sẽ tiến triển một cách thầm lặng khiến bệnh nhân khó nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung mà chị em phải thận trọng và đi khám sớm:
-
Khí hư bất thường, ra nhiều với màu xám đục, mùi hôi tanh.
-
Đau rát ở vùng chậu, đau khi quan hệ, tiểu nhiều lần, tiểu và/hoặc đại tiện ra máu.
-
Kinh nguyệt thất thường, ra máu âm đạo giữa các kỳ kinh, sau khi giao hợp.
-
Cơ thể mệt mỏi, bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
11. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Ngoài các bệnh phụ khoa thường gặp nhất kể trên thì chúng ta còn phải nhắc đến các bệnh xã hội lây qua đường tình dục không an toàn, phổ biến là sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, giang mai… Bên cạnh con đường lây nhiễm chủ yếu khi quan hệ bừa bãi, không có biện pháp bảo vệ, các bệnh xã hội cũng có khả năng lây truyền khi tiếp xúc vết thương hở, dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh, hoặc từ mẹ mang thai lây sang cho con.
Những triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục thường sẽ xuất hiện ở khu vực vùng kín, hậu môn trực tràng, hoặc miệng, lưỡi, họng nếu quan hệ bằng miệng. Tùy thuộc vào mỗi bệnh lý sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau, tuy nhiên có thể kể đến như:
-
Khí hư có mùi hôi, ra nhiều bất thường, đổi màu sắc lạ (xanh, vàng, nâu…).
-
Vùng kín nổi mụn thịt (sùi mào gà), mụn nước (Herpes sinh dục), săng giang mai.
-
Ngứa ngáy, đau rát bộ phận sinh dục, lỗ niệu đạo sưng đỏ.
-
ĐI tiểu tiện nhiều lần trong ngày, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó…
-
Chảy máu bất thường từ âm đạo, nổi hạch bẹn, đau khi quan hệ, sốt, mệt mỏi.
Phương pháp phòng tránh các bệnh phụ khoa thường gặp
Những bệnh phụ khoa thường gặp nhất như đã liệt kê sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống mà thêm vào đó còn gây tác động xấu cho sức khỏe, chức năng sinh sản của người bệnh. Do vậy, mỗi người nên tự chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh theo những lời khuyên từ chuyên gia Sản phụ khoa như dưới đây:
Chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đúng cách
Một số vấn đề lưu ý trong việc vệ sinh vùng kín hàng ngày bao gồm:
-
Vệ sinh “cô bé” bằng nước ấm hoặc những loại dung dịch vệ sinh có thành phần phù hợp, dịu nhẹ và đảm bảo an toàn cho vùng nhạy cảm.
-
Giữ vùng kín luôn khô thoáng, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
-
Thay đồ lót thường xuyên, giặt và phơi khô ráo đề phòng vi khuẩn, nấm xâm nhập, ưu tiên lựa chọn những loại đồ lót làm từ cotton, rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi.
-
Trong kỳ kinh nguyệt cần phải thay băng vệ sinh đúng giờ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khoa học
Để phòng ngừa các bệnh phụ khoa thường gặp thì chị em cũng cần có lối sống khoa học:
-
Ăn uống đủ bữa, đủ chất, nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả, trái cây tươi, mỗi ngày cần uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước.
-
Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế tối đa bia rượu, cà phê và các loại thực phẩm không tốt đối với sức khỏe.
-
Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi phải được cân bằng, không nên để đầu óc phải căng thẳng, áp lực mệt mỏi trong thời gian dài.
-
Nên tích cực vận động cơ thể, tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe thể chất giúp đề phòng bệnh tật.
Có đời sống tình dục lành mạnh và an toàn
-
Chị em cần xây dựng đời sống tình dục an toàn, chung thủy với 1 người bạn tình.
-
Tần suất quan hệ phù hợp, điều độ, lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau quan hệ để giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.
-
Sử dụng bao cao su nếu như chưa có kế hoạch mang thai, đây vừa là biện pháp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn an toàn, vừa giúp phòng tránh lây truyền các bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội qua đường tình dục.
Lên kế hoạch khám phụ khoa theo định kỳ đều đặn
Thăm khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ, khoảng từ 6 tháng đến 1 năm/lần là một việc đóng vai trò quan trọng, cần thiết nên chị em phụ nữ cần lưu ý và lên kế hoạch tiến hành kể cả đã lập gia đình hay chưa. Bởi thông qua đó nữ giới sẽ có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình hiện tại ra sao một cách chuẩn xác, được bác sĩ phát hiện kịp thời nếu chẳng may mắc phải các bệnh phụ khoa thường gặp nhất, nhanh chóng can thiệp điều trị tránh để xảy ra biến chứng, ảnh hưởng khả năng sinh lý, sinh sản.
Như vậy, nội dung trên đây đã cung cấp thông tin giải đáp bệnh phụ khoa là gì? các bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở chị em hiện nay và biện pháp phòng tránh mắc bệnh. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc để qua đó lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình một cách hiệu quả, kịp thời thăm khám và điều trị trong trường hợp nhận thấy triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa. Nếu như còn câu hỏi nào khác muốn bác sĩ chuyên khoa tư vấn, bạn đọc có thể liên hệ số điện thoại 0366 655 466 để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm:
- Các bệnh phụ khoa thường gặp
- Tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ
- Quy trình khám phụ khoa
- Chi phí khám phụ khoa
- Bác sĩ khám phụ khoa giỏi ở Hà Nội
- Tư vấn phụ khoa online
- Chi phí vá màng trinh hết bao nhiêu tiền
- Địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội
- Địa chỉ vá màng trinh
- Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tốt nhất
- Chi phí đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Địa chỉ đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt
- Viêm cổ tử cung có mang thai được không
- Cách thu nhỏ âm đạo
- Cách chữa tắc vòi trứng
- Chi phí thông tắc vòi trứng
- Địa chỉ chữa tắc vòi trứng ở đâu tốt
- Cách chữa rối loạn kinh nguyệt
- Giới thiệu phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
- Bệnh viện khám ngoài giờ hành chính
- Phòng khám đa khoa tư nhân uy tín
- Địa chỉ phòng khám đa khoa quận đống đa uy tín